Sinh con là một vấn đề lớn được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm tới đặc biệt là những chị em phụ nữ mới mang thai lần đầu. Việc mang thai lần đầu khiến các chị em cảm thấy khó khăn và lo lắng không biết bao giờ sẽ chuyển dạ hay sinh con. Những thắc mắc về con so là gì, con rạ là gì cũng được chị em tìm hiểu? Vậy để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng bierschwaleforussenate.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có những kiến thức thật tốt cho lần sinh con đầu tiên nhé!
I. Con so là gì?
Con so, con rạ là gì? Con so chính là con đầu lòng. Còn con rạ chính là chỉ những người con sinh sau con đầu lòng. Đây là cách gọi của dân gian về việc mang bầu sinh con của phụ nữ thời xưa.
Vì là lần đầu mang thai hay mang thai con so người phụ nữ chưa biết nhiều kiến thức về việc sinh nở nên mang thai con so rất quan trọng và đặc biệt phải chú ý đối với mỗi mẹ bầu. Lần đầu mang thai, lần đầu ốm nghén, lần đầu sinh nở, và lần đầu làm mẹ sẽ khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng và căng thẳng vì thế ở thời điểm này gia đình cần ở bên mẹ bầu để giảm bớt những lo lắng khi mang thai con so.
Chuyển dạ con so là gì? Chuyển dạ là một quá trình sinh lý thể hiện sự phối hợp giữa các cơn gò tử cung và quá trình xóa cổ tử cung, nhằm đưa thai nhi và phần phụ (màng ối, bánh nhau, dây rốn) ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Hay đây là quá trình mà bạn sắp sinh em bé. Với nhiều phụ nữ mang thai con so thường lo lắng khi nào là thời điểm chuyển dạ của mình hay dấu hiệu nào biết mình đã chuyển dạ, cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ con so
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi bạn chuyển dạ sinh con lần đầu:
- Sa bụng: Vào những tuần cuối thai kỳ thai nhi sẽ di chuyển vào vùng xương chậu ổn định ngôi thai để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Lúc này mẹ bầu sẽ thấy dễ thở hơn vì thai nhi không chèn lên phổi tuy nhiên lại gây áp lực xuống cổ tử cung và bàng quang gây hiện tượng đi tiểu nhiều.
- Co thắt chuyển dạ: Là những cơn đau co thắt dữ dội liên tục xảy ra trong cuối thai kỳ.
- Dịch nhầy ở cổ tử cung: Đến những tuần cuối thai kỳ mẹ bầu cảm thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn đây là dấu hiệu sắp chuyển dạ đón bé yêu chuẩn bị ra đời.
- Cổ tử cung giãn nở: Độ giãn nở của cổ tử cung chính là dấu hiệu em bé muốn ra ngoài rồi đấy trên thực tế khi cổ tử cung mở được 10cm thì đây được coi là dấu hiệu sắp sinh.
- Tiêu chảy: Gần đến ngày dự sinh mẹ bầu hay bị tiêu chảy vì do hormone kích thích ruột lúc này hoạt động liên tục tạo điều kiện cho sự chào đời của em bé
- Vỡ nước ối: Vỡ nước ối là dấu hiệu điển hình nhất của việc em bé muốn gặp bố mẹ. Túi nước ối là môi trường sống của em bé trong bụng mẹ khi túi ối bị vỡ đồng nghĩa em bé lúc này đã sẵn sàng ra đời rồi!
II. Khác biệt khi sinh con so và con rạ
Mỗi lần sinh con đều có các trải nghiệm khác nhau và đều có những khác biệt mà có thể bạn chưa biết đến. Vậy đâu là sự khác nhau giữa sinh con so và con rạ:
1. Phát hiện mang thai sớm hơn với sinh con so
Thông thường ở những lần mang thai tiếp theo, các mẹ phát hiện mình đã mang thai sớm hơn ở lần sinh con so. Vì đa số những triệu chứng mang thai đều tương tự so với lần sinh con đầu tiên.
2. Vòng bụng lớn hơn và bụng bầu thấp
Mang thai lần sau, kích thước vòng bụng của mẹ sẽ to sớm hơn khoảng một tháng so với lần có bầu trước hay có bầu con so.Nguyên nhân là sau lần sinh nở đầu tiên tử cung của mẹ không về trạng thái ban đầu vì thế dẫn đến vòng bụng phát triển nhanh hơn.
Mẹ nên tránh mang vác đồ nặng, đặc biệt không bế trẻ nhiều trên tay, không nên ngồi một chỗ quá lâu mà nên đi lại thư giãn, khi ngủ nên nằm nghiêng qua bên trái,…
3. Nhận thai máy sớm hơn
Với lần mang thai sinh con so, các mẹ thường thấy trẻ đạp vào khoảng tháng thứ 5 còn đối với những lần sinh con rạ vào tháng thứ 4 (từ tuần 16 -18) bạn đã nhận thấy con mình bắt đầu đạp. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sức khỏe và cảm nhận của mẹ cũng như sức khỏe của thai nhi.
4. Tăng cân nhanh so với sinh con rạ
Điều này chỉ thường đúng với trường hợp sinh con so và con rạ không quá xa nhau mẹ bầu chưa kịp lấy lại dáng vóc ở lần sinh trước thì lại tiếp tục tích mỡ ở lần thứ hai. Tuy nhiên sự tăng cân còn phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi hormone, chế độ dinh dưỡng trong lúc mang thai,..
5. Chuyển dạ nhanh hơn ở lần sinh con rạ
Khi sinh con so mẹ bầu thường chuyển dạ trung bình từ 16 – 24 giờ; trong khi đó sinh con rạ thì thời gian thường trong khoảng 8 – 12 giờ. Đặc biệt giai đoạn đầu sẽ nhanh hơn và cơn co thắt sẽ mạnh hơn so với sinh con so. Và thời gian chuyển dạ ngắn hơn do cơ và âm đạo đã giãn ra từ lần sinh con so.
6. Sinh con rạ đỡ đau hơn
Mặc dù cảm giác đau của các cơn co thắt có thể giống nhau, nhưng hầu hết sinh con so đều đau hơn. Vì đơn giản do các mẹ bầu đã có kinh nghiệm trong lần sinh con rạ cũng như do thời gian chuyển dạ cũng ngắn hên nên sẽ đỡ mệt mỏi hơn trong quá trình sinh.
7. Con so thường sinh sớm hơn con rạ
Theo nhiều trường hợp thì con so thường sinh sớm hơn ngày dự sinh so với con rạ. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại vì trẻ em được coi là đủ tháng khi đủ 38 đến 40 tuần và có nhiều trường hợp sinh con ở tuần 36 được gọi là sinh non và sinh ở tuần 42 thì sinh muộn. Và trên thực tế đúng là sinh con so sẽ sớm hơn khoảng 7 đến 10 ngày so với sinh con rạ.
8. Sữa non tiết ra sớm hơn khi mang thai con rạ
Ở lần sinh con so sữa non chỉ xuất hiện ở tuần cuối thai kỳ hoặc sau sinh con tuy nhiên khi mang thai con rạ, một số mẹ bầu thấy sữa non tiết ra sớm hơn có thể là tuần thứ 27. Tuy nhiên điều này không có gì đáng lo ngại. Chỉ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đã sẵn sàng cho con bú thôi nhé các mẹ!
III. Những điều cần biết khi mang thai con so
1. Lịch khám thai định kỳ
Khám thai là một hoạt động cần thiết khi mang thai dành cho bà bầu việc này giúp mẹ và bác sĩ có thể nắm được tình hình phát triển của thai nhi đồng thời sớm phát hiện những bất thường.
Và với nhiều mẹ bầu mới mang thai con so chưa biết đâu là những cột mốc quan trọng khi khám thai, hãy chú ý đến các cột mốc đó là:
- Khám thai tuần 11 – 13: Ngoài kiểm tra sự phát triển của bé, bác sĩ còn đo độ mờ da gáy – một chỉ số quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh Down.
- Khám thai tuần 21 – 24: Kiểm tra khuyết tật bẩm sinh. Đây là thời điểm giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở các bộ phận như hộp sọ, tim, cột sống, phổi, thận, tay, chân… một cách tốt nhất.
- Khám thai tuần 30 – 32: Đây là mốc giúp phát hiện những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi như động mạch, tim, cấu trúc não. Đây cũng là thời điểm giúp bác sĩ xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn cho mẹ chuẩn bị bước và giai đoạn sinh con.
2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng đặc biệt là lần đầu mang thai bạn chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho việc chăm sóc dinh dưỡng cả mẹ và bé. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mẹ bầu nên chú ý bổ xung như:
- Tinh bột: Ngũ cốc, gạo, bánh mì,… (tuy nhiên tránh thức ăn quá nhiều tinh bột 1 lần)
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, ngũ cốc, đậu…
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, tuy nhiên tránh đồ quá ngọt có thể gây tiểu đường thai kỳ.
- Chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật, bơ,…
- Bổ sung sắt, canxi, axit folic, vitamin A, D…
- Uống đủ nước
Một số thực phẩm nên tránh trong suốt quá trình mang thai con so như:
- Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas.
- Những thực phẩm nóng.
- Ba tháng đầu mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm có tính hàn như nước dừa, rau ngót...
- Những loại cá chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi: Cá thu, cá ngừ.
- Những thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh.
- Những thực phẩm tái, sống như các món gỏi, tái chanh…
- Thực phẩm chưa được tiệt trùng, thịt muối, pho mát mềm,…
3. Những hoạt động nên tránh
Mang thai con so khiến bạn lo lắng và dưới đây là những hoạt động bạn nên tránh khi mang thai như:
- Không xoa bụng hay massage bụng khi mang thai có thể gây kích thích sinh non.
- Không nên lạm dụng siêu âm chỉ siêu âm khi cần thiết.
- Vận động nhẹ nhàng, không tập các bài tập quá sức, xin ý kiến bác sĩ về những hoạt động nên làm và nên tránh.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc đông tây y mà không có tư vấn, giám sát của bác sĩ.
IV. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về con so là gì được rất nhiều chị em thắc mắc khi bước vào thời kỳ chuẩn bị mang thai lần đầu. Đây là một giai đoạn rất quan trọng và cực kỳ nhạy cảm vậy nên hãy chú ý giữ gìn sức khỏe cũng như tinh thần thật tốt để đón em bé đầu tiên đến với gia đình nhé! Cảm ơn các bạn đã đón đọc!