thu-mon-la-gi

Bóng đá bên cạnh những người chơi xuất sắc ở vị trí trí tiền đạo, tiền vệ hay hậu vệ,… thì vị trí thủ môn cũng là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong đội hình của một đội bóng. Các thủ môn nắm giữ đến 50% sức mạnh và có thể thay đổi cục diện trận đấu. Vậy thủ môn là gì và những quy định đặc biệt được FIFA quy định với vị trí thủ môn là như thế nào? Cùng Ole Sport TV tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Thủ môn là gì?

Thủ môn trong tiếng Anh được gọi bằng thuật ngữ “Goalkeeper” và được viết tắt là GK. Thủ môn trong bóng đá là người chơi đứng ngay trước khung thành và là chốt chặn cuối cùng của một đội bóng, đứng sau cả hàng hậu vệ.

Từ “thủ” trong tiếng Hán Việt có nghĩa là phòng thủ, bảo vệ. “Môn” được hiểu là cầu môn, khung thành. Như vậy khi ta ghép hai từ này lại với nhau “thủ môn” có nghĩa là người bảo vệ cầu môn, khung thành.

Do đó, những người chơi ở vị trí thủ môn phải có nhiệm vụ là cản phá và dùng bất kỳ cách nào để ngăn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành. Ngoài thuật ngữ nổi tiếng, thủ môn còn được giới mộ điệu gọi với các thuật ngữ thân thuộc như thủ thành, người gác đền, kẻ trấn giữ khung thành.

vai-tro-thu-mon-la-gi
Thủ môn được ví như những người nắm giữ 50% sức mạnh của đội bóng

Điều đặc biệt, thủ môn là vị trí duy nhất trên sân có thể dùng tay để chơi bóng. Tuy nhiên, điều này chỉ được cho phép trong khu vực vòng cấm địa của đội nhà 16m50. Bên ngoài phạm vi này, các thủ môn cũng chỉ được phép dùng chân chơi bóng như các vị trí khác ở trên sân.

Hơn nữa, khán giả rất dễ để nhận biết một người chơi ở vị trí thủ môn vì anh ta được quy định luôn phải mặc trang phục thi đấu khác biệt với các cầu thủ đồng đội trên sân và chiếc áo thường xuyên gắn liền với các thủ môn luôn là chiếc áo số 1.

Qua định nghĩa thủ môn là gìb b c live football scores Ole Sport TV giải đáp, có thể thấy thủ môn chính là người chơi đứng ở vị trí ngay trước vạch vôi khung thành và đây được ví như lằn ranh “sinh tử” của một thủ môn. Với một pha cản phá xuất thần, các thủ môn có thể được người hâm mộ tung hô ca ngợi nhưng chỉ cần một khoảnh khắc sai lầm khiến đội nhà bại trận, các thủ môn sẽ như rơi xuống địa ngục và hứng chịu mọi búa rìu dư luận cùng những lời chỉ trích cay nghiệt.

Trang phục thi đấu của các thủ môn

Tất nhiên, với vị trí đặc thù trong đội hình, thủ môn phải mặc trang phục độc nhất, khác lạ so với các cầu thủ khác, cụ thể:

  • Thủ môn được phép mặc áo dài tay hoặc áo ngắn tay.
  • Trang phục của thủ môn phải khác màu với các thành viên còn lại của đội và không được giống với bất kỳ cầu thủ đối phương nào. Ngay cả màu sắc của tổ trọng tài cũng phải khác biệt.
  • Các vật dụng hỗ trợ như găng tay, bao khuỷu tay, bao gối, bao ống đồng và giày,.. các thủ môn đều có đặc quyền sử dụng.
  • Mặt khác, găng tay thủ môn không được chứa các chất có khả năng hỗ trợ bắt bóng có tính chất dính, hút…
giai-dap-thu-mon-la-gi
Trang phục thi đấu của các thủ môn

Luật thay thủ môn trong bóng đá

Bất chấp việc thủ môn là một trong những vị trí ít bị “đụng” đến nhất trong một trận đấu bóng đá nếu một đội bóng sử dụng quyền thay người. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thể bị tổn thương. Đã có một số sự cố mà thủ môn va chạm với các cầu thủ đối phương hoặc với chính đồng đội trong khi cản phá và gặp phải chấn thương nghiêm trọng mà không thể tiếp tục thi đấu.

Lúc này, huấn luyện viên buộc phải thay thủ môn khác để đảm nhận trọng trách trấn giữ khung thành. Trong nhiều trường hợp khác, thủ môn sẽ phải rời sân nếu trọng tài rút thẻ đỏ vì phạm lỗi nghiêm trọng.

Mặt khác, những cầu thủ khác bị thẻ đỏ rời sân thường không được phép thay người từ băng ghế dự bị. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho vị trí thủ môn. Bởi vì đây là một vị trí duy nhất, mỗi đội chỉ có một thủ môn trên sân, nhưng nếu khung thành bị bỏ trống thì trận đấu trở nên vô nghĩa.

Kết quả là FIFA đã cho thủ môn nhận thẻ đỏ rời sân và huấn luyện viên được phép thay thủ môn khác vào sân từ băng ghế dự bị. Ngoài ra, huấn luyện viên có thể chỉ định bất kỳ thành viên nào trong đội chơi bóng ở vị trí thủ môn.

Hẳn các fan bóng đá Việt Nam vẫn còn nhớ hình ảnh hậu vệ Quế Ngọc Hải phải trở thành thủ thành bất đắc dĩ trong khung thành của đội tuyển Việt Nam sau chiếc thẻ đỏ tai hại của thủ môn Nguyên Mạnh trong trận bán kết lượt về AFF Cup 2016 với Indonesia.

thu-mon-la-gi-trong-bong-da
Luật thay thủ môn trong bóng đá

Một số điều cần lưu ý khi thay người ở vị trí thủ môn:

  • Chỉ khi bóng lăn hoàn toàn ra khỏi sân, quyền thay người thủ môn mới được thực hiện.
  • Thủ môn thay thế được yêu cầu phải có số áo đăng ký phù hợp.
  • Trước khi thủ môn thay thế có thể được tung vào sân, thì thủ môn bị thay ra phải rời khỏi khu vực sân thi đấu chính thức.
  • Trận đấu sẽ bắt đầu lại khi thủ môn thay thế vào sân.
  • Nếu cầu thủ đang chơi ở các vị trí khác được thay thế cho vị trí thủ môn thì phải mặc thêm một chiếc áo dành cho người chơi thủ môn.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu sơ lược thủ môn là gì cũng như những điều luật đặc biệt liên quan đến vị trí thú vị này. Để có thể thành công ở vị trí thủ môn là điều không hề dễ dàng bởi những sức ép đặt trên vai những người gác đền là vô cùng khủng khiếp. Nếu yêu thích bóng đá và muốn bổ sung thêm những kiến thức bóng đá hấp dẫn, nhớ lưu lại ngay địa chỉ của chúng tôi và thường xuyên truy cập nhé.

Recommended Posts