Áp suất là một đơn vị đo phổ biến hiện nay nó được áp dụng trong công nghiệp cũng như đời sống như dưới dạng một đơn vị đo áp suất. Đây là đơn vị đo được đưa vào chương trình giảng dạy kiến thức phổ thông. Vậy bạn đã biết đơn vị đo áp suất là gì? Hay có các đơn vị đo áp suất nào và công dụng của chúng như thế nào? Cùng bierschwaleforussenate.com giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
I. Áp suất là gì? Đơn vị đo áp suất là gì?
Để đi vào đơn vị đo áp suất là đơn vị nào chúng ta hãy cùng xem lại áp suất là gì nhé?
Theo một số tài liệu nghiên cứu chỉ ra trong vật lý học áp suất (tiếng Anh: Pressure) (thường được viết tắt là p) là một đại lượng vật lý, được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể.
Hiểu đơn giản là áp suất do lực tác động với diện tích thành góc vuông.
Trong hệ đo lường quốc tế SI thì đơn vị của áp suất là N/m2 (Newton trên mét vuông), nó được gọi là Pascal (Pa) – đây là tên của một nhà khoa học, người mà phát hiện ra được áp suất. Theo đó áp suất của 1 Pa rất nhỏ chỉ xấp xỉ bằng áp suất của một đồng đô la tác dụng lên mặt bàn.
II. Các đơn vị đo áp suất phổ biến hiện nay
Sau khi tìm hiểu thì chúng ta đã biết đơn vị đo áp suất là gì tuy nhiên ở một số nước khác nhau hay sử dụng các đơn vị đo áp suất khác như Bar, Pa, Psi, Kpa,..Vậy tại sao lại có nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau mà không sử dụng theo hệ đo lường quốc tế?
- Ảnh hưởng của các cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật từ những nước tiên tiến nên nhiều nước lớn sẽ tạo ra một đơn vị đo áp suất khác nhau để sử dụng giúp thuận tiện hơn.
- Những quốc gia nghiên cứu các đơn vị đo áp suất này đều đưa đơn vị vào thiết bị đo áp suất mà họ sản xuất. Có thể nói cụ thể là: Mỹ là một cường quốc về công nghiệp cũng là nước đi đầu trong việc tạo ra các đơn vị đo áp suất và họ đã sản xuất ra đơn vị đo áp suất Psi hay các nước châu Âu sẽ sử dụng đơn vị đo áp suất là Bar, mbar.
1. Đơn vị đo áp suất Pa
Đơn vị đo áp suất Pa hay còn gọi là Pascal chính là đơn vị đo áp suất lâu đời nhất và được sử dụng trong hệ đo lường của quốc tế, được đặt theo tên của nhà toán học – vật lý Blaise Pascal ( người Pháp). Ta có: 1Pa = 1N/m².
Đơn vị đo áp suất được áp dụng rộng rãi hiện nay đặc biệt là ở các nước châu Á dùng để đo lường áp suất trong các ngành công nghiệp như sản xuất thép, điện, máy móc như máy nén khí, máy rửa xe,..
Trong đơn vị Pa có thêm đơn vị KPa (Kilopascal) và MPa (Megapascal) dùng để thu gọn khi gấp số lần đơn vị Pa cụ thể ta có quy đổi:
- 1KPa = 1.000 Pa
- 1MPa = 1.000 KPa = 1.000.000 Pa
2. Đơn vị đo áp suất Bar
Đơn vị đo áp suất Bar là đơn vị đo áp suất được sử dụng rộng rãi nhất mặc dù nó được sử dụng phổ biến tuy nhiên nó không phải là một đơn vị đo của hệ thống đơn vị quốc tế (SI), mà được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy – Vilhelm Bjerknes ( là một trong những người tiên phong dự báo thời tiết hiện đại ). Một Bar được quy đổi chính xác bằng 100.000 Pa tuy nhiên giá trị này lại khác với áp suất khí quyển trung bình ở mức nước biển.
Và đơn vị Bar được quy đổi thành các đơn vị đo áp suất khác liên quan đó là:
- 1 bar = 100.000 Pa
- 1 bar = 1.02kgf/cm²
Đơn vị Bar ngày nay thường sử dụng nhiều ở các ngành công nghiệp đặc biệt là đồng hồ đo áp suất đến từ Châu Âu như Đức, Anh, Pháp…Một số đơn vị liên quan đến Bar chúng ta hay thấy là Mbar, Kbar,..
3. Đơn vị đo áp suất PSI
Psi (viết tắt của Pounds per square inch) – đây là đơn vị được sử dụng chủ yếu ở khu vực Mỹ – Bắc Mỹ. Psi là đơn vị đo áp suất được tính là lực một pound tác dụng lên diện tích một inch vuông của bề mặt. Đơn vị này được sử dụng để đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực).
Ngoài ra nó còn được sử dụng như một thước đo bằng lực kéo được định nghĩa là khả năng chống chịu lực kéo hay khả năng chống biến dạng độ cứng của vật liệu.
Sự tương đương của đơn vị Psi và Bar được tính bằng: 1 Psi = 0.0689 Bar.
4. Đơn vị đo áp suất ATM
Đơn vị ATM (Atmotphe) cũng là đơn vị dùng để đo áp suất nhưng nó không nằm trong hệ đo lường chuẩn quốc tế SI. ATM (Atmotphe) được sử dụng làm giá trị tham chiếu cho áp suất khí quyển trung bình ở mực nước biển. Nó thường được sử dụng để chỉ định độ sâu cho các thiết bị chống nước, đây là đơn vị hiếm khi được sử dụng làm đơn vị đo áp suất. Quy đổi đơn vị đo áp suất thường thấy từ atm là:
- 1 ATM = 1.01325 bar
- 1 ATM = 101.325 Pa
Đơn vị ATM thường được sử dụng để đo khí quyển tại mực nước biển trung bình của nhiều nước trên thế giới.
5. Đơn vị đo áp suất Kg/cm², kgf/cm²
Đơn vị Kg/cm², kgf/cm² là đơn vị dùng để đo tải trọng trong kỹ thuật. Tương tự như psi thì đơn vị kg/cm2 là đơn vị đo áp suất liên hệ giữa áp suất và trọng lượng. Người ta sử dụng kg và chữ f ở phía sau nghĩa là lực(Force). Và đơn vị này rất tiện lợi cho những ứng dụng nơi áp lực được áp dụng để tạo ra tải trọng chẳng hạn như trong thử nghiệm vật liệu.
Ta có sự liên hệ giữa đơn vị kg/cm2 với các đơn vị đo áp suất khác:
- 1kgf = 10N với sai số cho phép là 0.2%
- 1kgf = 0,98kg
- 1 kgf/cm² = 0,098076 Mpa
- 1 kgf/cm² = 0,980665 bar
- 1 kgf/cm = 98066,52N/m²
6. Đơn vị đo áp suất mmHg
Đơn vị đo mmHg (đọc là Milimet thủy ngân) là áp suất chính xác được tạo ra bởi một cột thủy ngân (Hg) cao 1000mm. Là đơn vị đo áp suất của thủy ngân. Đặc điểm của đơn vị đo này chính là đo lượng thủy ngân trong ống sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất.
Đơn vị đo áp suất này không quá chính xác vì chúng có thể thay đổi theo từng vị trí, tùy thuộc vào tỷ trọng và nhiệt độ của chất lỏng. Ngay cả trọng lực cục bộ cũng có thể ảnh hưởng một chút đến phép đo. Và ta có: 1mmHg = 133.322368 pascals.
Đơn vị này thường được sử dụng trong Y học dùng để đo huyết áp.
III. Đo lường các đơn vị áp suất như thế nào?
Vì có rất nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau vậy cần có một quy chuẩn chuyển đổi giữa các đơn vị để việc sử dụng các đơn vị này đơn giản hơn. Vậy cách chuyển đổi giữa các đơn vị này là như thế nào?
1. Hệ mét
Đơn vị đo áp suất Bar | Hệ mét |
1 Bar | 0.1 Mpa ( megapascal ) |
1 Bar | 1.02 kgf/cm2 |
1 Bar | 100 kPa ( kilopascal ) |
1 Bar | 1000 hPa ( hectopascal ) |
1 Bar | 1000 mbar ( milibar ) |
1 Bar | 10197.16 kgf/m2 |
1 Bar | 100000 Pa ( pascal ) |
2. Hệ đo lường áp suất
Đơn vị đo áp suất Bar | Hệ áp suất |
1 Bar | 0.99 ATM(atmosphere) |
1 Bar | 1.02 technical atmosphere |
3. Hệ thủy ngân
Đơn vị đo áp suất Bar | Hệ thủy ngân |
1 bar | 29.5 inHg (inch of mercury) |
1 bar | 75 cmHg (centimeters of mercury) |
1 bar | 750 mmHg (millimeters of mercury) |
4. Mét nước
Đơn vị đo áp suất Bar | Hệ mét nước (cột nước) |
1 bar | 10.19 mét nước (mH2O) |
1 bar | 401.5 inc nước (inH2O) |
1 bar | 1019.7 cm nước (cmH2O) |
5. Hệ thống cân lường
Đơn vị đo áp suất Bar | Hệ thống cân lường |
1 bar | 0.0145 Ksi (kilopound/inch vuông) |
1 bar | 14.5 Psi (Pound / inch vuông) |
1 bar | 2088.5 (Pound per square foot) |
6. Bảng chuyển đổi giữa các đơn vị
From To | psi | mbar | bar | atm | Pa | Kpa | Mpa | mmH2o | in.H2O | mmHg | in.Hg | kg/cm2 |
psi | 1 | 68.95 | 0.0689 | 0.0681 | 6895 | 6.895 | 0.006995 | 703.8 | 27.71 | 51.715 | 2.036 | 0.0704 |
mbar | 0.0145 | 1 | 0.001 | 0.000967 | 100 | 0.100 | 0.0001 | 10.21 | 0.402 | 0.75 | 0.0295 | 0.00102 |
bar | 14.504 | 1000 | 1 | 0.987 | 100000 | 100 | 0.1 | 10210 | 401.9 | 750.1 | 29.53 | 1.02 |
atm | 14.7 | 1013.3 | 1.01325 | 1 | 101325 | 101.325 | 0.1013 | 10343 | 407.2 | 760 | 29.92 | 1.033 |
Pa | 0.000145 | 0.01 | 0.00001 | 0.00001 | 1 | 0.001 | 0.000001 | 0.102 | 0.00402 | 0.0075 | 0.000295 | 0.00001 |
kPa | 0.14504 | 10 | 0.01 | 0.00987 | 1000 | 1 | 0.001 | 102.07 | 4.019 | 7.5 | 0.295 | 0.0102 |
mPa | 145.04 | 10000 | 10 | 9.87 | 1000000 | 1000 | 1 | 101971.6 | 4014.6 | 7500.6 | 295.3 | 10.2 |
mmH2O | 0.001421 | 0.098 | 0.000098 | 0.000097 | 9.8 | 0.0098 | 0.0000098 | 1 | 0.0394 | 0.0735 | 0.00289 | 0.0001 |
in.H2O | 0.0361 | 2.488 | 0.002488 | 0.00246 | 248.8 | 0.2488 | 0.00025 | 25.4 | 1 | 1.866 | 0.0735 | 0.00254 |
mmHg | 0.01934 | 1.333 | 0.001333 | 0.001316 | 133.3 | 0.1333 | 0.00013 | 13.61 | 0.536 | 1 | 0.0394 | 0.00136 |
in.Hg | 0.4912 | 33.86 | 0.03386 | 0.03342 | 3386 | 3.386 | 0.00386 | 345.7 | 13.61 | 25.4 | 1 | 0.0345 |
kg/cm2 | 14.22 | 980.7 | 0.9807 | 0.968 | 98067 | 98.067 | 0.0981 | 10010 | 394.1 |
Trên đây là toàn bộ những thông tin về đơn vị đo áp suất là gì được rất nhiều bạn thắc mắc và tìm hiểu. Chúng ta có thể thấy có rất nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau được sử dụng ở các khu vực khác nhau. Và việc sử dụng bảng chuyển đổi đơn vị giúp dễ dàng hơn đúng không nào? Hy vọng đây là những thông tin hữu ích đến bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!