Trong văn viết hay văn bản chúng ta hay sử dụng dấu hai chấm ở đoạn văn hay câu lệnh,..Vậy khi thường xuyên dấu hai chấm như vậy nhưng bạn đã biết đến tác dụng của dấu hai chấm chưa? Cùng bierschwaleforussenate.com đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
I. Tác dụng của dấu hai chấm?
Thông thường khi viết văn hay thơ chúng ta thường sử dụng hai chấm đó là “:”. Vậy tác dụng của dấu hai chấm là gì? Nhìn chung nó có các tác dụng dưới đây:
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước hay hiểu đơn giản chính là phân định phần giải thích cho câu trước. Lúc này sau dấu hai chấm không cần viết hoa.
- Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, Khi đó dấu hai chấm sẽ dùng kết hợp với dấu ngoặc kép để trích dẫn lời nói hay đây chính là một tác dụng của dấu ngoặc kép. Và ở trường hợp này thì không cần xuống dòng mà có thể viết tiếp trên một hàng. Dấu hai chấm có thể dùng với dấu gạch ngang đầu dòng ở hàng tiếp theo.
- Dùng để liệt kê sự vật, sự việc liên quan đến đoạn hay câu trước đó. Trường hợp này thì sau dấu hai chấm cũng không cần viết hoa.
II. Ví dụ về tác dụng của dấu hai chấm
1. Dấu hai chấm dùng để liệt kê, giải thích sự việc
Ví dụ: Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, Xoài.
Theo ví dụ này dấu hai chấm có tác dụng liệt kê 5 loại quả trong mâm ngũ quả đó là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Và ở trường hợp này không cần viết hoa sau dấu hai chấm.
2. Báo hiệu lời đối thoại
Ví dụ: Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy Bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:
– Con làm sao lại khóc ?
Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:
– Con Bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi ! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.
Với ví dụ này dấu hai chấm biểu thị lời đối thoại của hai nhân vật là Tấm và bụt. Vì là lời dẫn trực tiếp của mỗi nhân vật nên kèm theo dấu gạch đầu dòng.
3. Biểu thị lời dẫn nhân vật
Ví dụ: Trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng, trong bản Di chúc của mình, Bác đã hai lần nhắc đến nhi đồng, đoạn mở đầu, Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta!…”. Đoạn kết thúc, Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…
Ở đoạn văn ví dụ trên dấu hai chấm có tác dụng biểu thị lời dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc của mình. Đây là trường hợp trích nguyên văn lời viết của Bác nên đi kèm với dấu ngoặc kép. Và sau dấu hai chấm phải viết hoa.
III. Lời kết
Trên đây là tác dụng của dấu hai chấm và ví dụ minh họa cho các bạn dễ hiểu hơn. Hy vọng đây là những thông tin dễ nhớ và có ích với các bạn. Có lẽ sau khi tìm hiểu những ví dụ này bạn đã có thể nắm rõ tác dụng của dấu hai chấm là gì rồi chứ? Cảm ơn các bạn đã đón đọc!